Hội nghị tổng kết 5 năm xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn tại trường THPT số 3 Bảo Thắng

Xây dựng mô hình
trường học gắn với thực tiễn được Sở GD&ĐT Lào Cai triển khai từ năm học 2014-2015,
là giải pháp quan trọng trong chỉ đạo, tổ chức đổi mới giáo dục với mục tiêu cụ thể hóa việc thực hiện
nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn. Tạo điều
kiện để học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống, lao động
sản xuất, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Góp phần thúc đẩy
đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục;
hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh; tiếp cận với chương trình
giáo dục phổ thông mới.
Nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được sau 5
năm triển khai thực hiện, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những bài học
kinh nghiệm đã đúc rút được và đề xuất phương hướng chỉ đạo thực hiện trong thời
gian tiếp theo, ngày 17/5/2019, Sở GD&ĐT Lào Cai tổ chức Hội thảo đánh giá 5
năm xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn tại trường THPT số 3 Bảo Thắng.
Đến
dự và chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Đỗ Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào
Cai; Đồng chí Đỗ Thanh Tùng - Phó Trưởng phòng GDTrH; các đồng chí chuyên viên phòng Giáo dục Trung
học Sở GD&ĐT và các đồng chí là lãnh đạo, giáo viên phụ trách mô hình trường
học gắn với thực tiễn của các trường THPT, trường Phổ thông dân tộc nội trú
THCS&THPT trong toàn tỉnh.
Mở
đầu buổi Hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng xem bộ phim tư liệu giới thiệu về
quá trình 5 năm tổ chức thực hiện mô hình của các đơn vị. Bộ phim là minh chứng
rõ nét nhất, tổng kết lại toàn bộ những chuyển biến mà mô hình trường học gắn với
thực tiễn mang lại cho mỗi nhà trường trong những năm vừa qua.

Đồng
chí Đỗ Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai phát biểu khai mạc và chỉ đạo
Hội thảo. Đồng chí nhấn mạnh: Xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn là
nhiệm vụ quan trọng trọng của các nhà trường, phải được thực hiện gắn với xây dựng
kế hoạch giáo dục nhà trường, gắn với tổ chức dạy học, dạy nghề và các hoạt động
giáo dục. Mô hình là cơ sở để học sinh được trải nghiệm vận dụng kiến thức đã học
vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống. Qua mô hình này,
giáo viên và học sinh không chỉ giảng dạy, học tập trong không gian lớp học mà
có thể dạy học ngoài mô hình thực tế. Ngành GD&ĐT Lào Cai đã xác định đây
là 1 nhiệm vụ tạo sự chuyển biến nổi bật để tiếp cận chương trình, sách giáo
khoa GDPT mới.
Sau khi khái quát, đánh giá, ghi nhận các kết quả nổi
bật đạt được ở từng đơn vị, đồng chí đã chỉ rõ những khó khăn, hạn chế trong 5
năm thực hiện mô hình cũng như các nguyên nhân của những hạn chế tồn tại đó. Để
chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới của việc thực hiện mô hình trường học gắn
với thực tiễn chất lượng hơn và bài bản hơn, nhiều định hướng thiết thực cho
các nhà trường trong giai đoạn tiếp theo đã được đồng chí Đỗ Minh Tâm đưa ra để
toàn ngành GD&ĐT, đặc biệt là các nhà trường THPT cố gắng, nỗ lực, linh hoạt,
sáng tạo thực hiện sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Tiếp
theo chương trình, đồng chí Đỗ Thanh Tùng - Phó Trưởng phòng GDTrH Sở GD&ĐT
đã lên thông qua báo cáo đề dẫn Hội thảo. Báo cáo đề dẫn đã tổng kết đánh giá kết
quả 5 năm triển khai xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn trong toàn tỉnh,
định hướng các nội dung cần trao đổi, thảo luận, bàn bạc làm cơ sở để triển
khai thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, đồng chí cũng nhấn mạnh
các nhà trường cần sáng tạo trong việc thực hiện mô hình, kết hợp các hình thức
triển khai mô hình khác nhau sao cho phù hợp, nghĩ và đề ra các mô hình mới; Cần
hướng tới phấn đấu thực hiện mô hình trường học năng động, trường học thông
minh.
Sang phần tham phát biểu tham luận của các nhà trường.
Các báo cáo tham luận tại Hội thảo tập trung chủ yếu vào 7 vấn đề trọng tâm
sau: 1. Chất lượng, hiệu quả giáo dục của mô hình trường học gắn với thực tiễn
để tiếp cận giáo dục STEM; 2. Tổ chức dạy học gắn với mô hình trường học gắn thực
tiễn để tổ chức NCKHKT cho học sinh; 3. Xây dựng mô hình trường học gắn thực tiễn
để tiếp cận chương trình GDPT mới; 4. Vai trò của học sinh trong thực hiện mô
hình trường học gắn với thực tiễn; 5. Tổ chức dạy nghề phổ thông qua mô hình
trường học gắn với thực tiễn; 6. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng
mô hình; 7. Tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhà trường để xây dựng mô hình
trường học gắn với thực tiễn. Đại diện của các trường Số 1 Lào Cai, Số 4 Văn
Bàn, Số 1 Bảo Yên, Số 3 Mường Khương, Nội trú Mường Khương, số 2 Bảo Yên đã trình
bày tham luận trực tiếp tại hội thảo.

Sau
ý kiến tham luận của các nhà trường, Tiến sĩ Ngô Thanh Xuân -Trưởng khoa Nông –
Lâm, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai đã lên trao đổi kinh nghiệm xây
dựng mô hình trải nghiệm tại các trường THPT trong tỉnh. Trên cơ sở giới thiệu
các mảng chuyên môn của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, đồng
chí hi vọng đó có thể là một trong những gợi ý giúp các nhà trường lựa chọn xây
dựng mô hình sao cho phù hợp nhất. Đồng chí chia sẻ kinh nghiệm: để xây dựng
thành công được một mô hình, các nhà trường cần đặc biệt lưu ý các yếu tố sau: Lựa chọn mô hình nào? Quy mô của mô hình?;
Tính bền vững của mô hình; Về thời gian,
nhân lực, vật lực của nhà trường, địa phương?; Việc vận hành mô hình?...Đồng chí cũng bày tỏ
mong muốn, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên sẽ được đồng hành cùng với Sở
GD&ĐT Lào Cai, các nhà trường trong toàn tỉnh, hỗ trợ các nhà trường về kĩ
thuật và kiến thức khoa học để xây dựng và thực hiện thành công các mô hình trường
học trong thời gian tới.
Trong
giờ nghỉ giải lao giữa buổi Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau tham quan sản
phẩm trưng bày của các trường điển hình: Trường PTDTNT THCS&THPT huyện Bắc
Hà; THPT số 3 Bảo Thắng; THPT số 4 Văn Bàn; THPT DTNT Tỉnh; THPT số 2 Lào Cai và
tham quan mô hình trường học gắn với thực tiễn tại trường THPT số 3 Bảo Thắng. Mô
hình vườn rau công nghệ cao của Trường THPT số 3 Bảo Thắng được sự hỗ trợ, giúp
đỡ tận tình của các cán bộ giáo viên phân hiệu Đại học Thái Nguyên.
Phát
biểu kết luận tại buổi Hội thảo, đồng chí Đỗ Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở
GD&ĐT Lào Cai đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của một số trường THPT trong
công tác xây dựng mô hình. Trên cơ sở ý kiến tham luận và thảo luận của các trường,
đồng chí đã đưa ra các định hướng chỉ đạo thiết thực để các nhà trường làm căn
cứ xây dựng và thực hiện thành công mô hình trường học gắn với thực tiễn trong
giai đoạn tiếp theo. Đồng chí nhấn mạnh:
- Xây
dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn là một trong những nhiệm vụ quan trọng
để đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, thực hiện nguyên
lý “học đi đôi với hành”, phù hợp với điều kiện từng trường, từng địa phương.
- Xây
dựng mô hình để học sinh được trải nghiệm, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề
thực tiễn, rèn kĩ năng sống cho học sinh, tăng cường các nội dung thực hành, giảm
các lí thuyết hàn lâm, kết hợp lý thuyết với thực hành.
- Các
nhà trường cần rà soát để lựa chọn mô hình phù hợp, tập trung biên soạn tài liệu,
xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cho thật sự chuẩn xác.
- Các
trường có đủ điều kiện dạy nghề gắn với mô hình mạnh dạn đề xuất Sở, Bộ
GD&ĐT để được triển khai thực hiện.
- Tiếp
tục tăng cường công tác tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của mô hình, chú ý
tính thực tiễn để tạo được sự đồng thuận trong quá trình xây dựng mô hình.
- Tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng mô hình, tham mưu cho chính
quyền địa phương vào cuộc để thực hiện tốt công tác hỗ trợ về vật chất cũng như
tinh thần.
- Tiếp
tục đảm bảo tính an toàn của các mô hình, chú ý xây dựng mô hình nhưng phải đảm
bảo cảnh quan Nhà trường xanh-sạch-đẹp, phối hợp với các lực lượng hỗ trợ
(doanh nghiệp, trường Đại học…) để nâng cao hiệu quả của mô hình, giúp việc giảng
dạy trên mô hình hiệu quả hơn, sâu hơn.